Tiến độ cao tốc Bắc - Nam đang gặp thách thức gì?

22/8/2022

Tiến độ cao tốc Bắc - Nam đang gặp thách thức gì?
 
16/06/2022 06:00
 
Thời tiết thất thường và bão giá vật liệu đang đặt ra thách thức lớn đối với tiến độ các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đang triển khai…

Thời tiết thất thường, lượng mưa lớn hơn mọi năm

Những ngày giữa tháng 6/2022, những gói thầu đầu tiên thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn bước vào giai đoạn nước rút khi thời gian cán đích theo kế hoạch chỉ còn được tính bằng ngày.

tiến độ cao tốc bắc - nam đang gặp thách thức gì?

Việc thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa đến sớm và nhiều hơn các năm trước - Ảnh minh họa

“Tranh thủ thời tiết thuận lợi, tất cả đang dồn lực ngày đêm với tinh thần không có đường lùi để đưa 6/11 gói thầu về đích trong tháng này”, ông Lê Sáu, Phó giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh nói, song, cũng không tránh khỏi âu lo bởi theo dự báo thời tiết, ba ngày tới trời sẽ đổ mưa liên tục, tiến độ dự án khó tránh khỏi ảnh hưởng.

 

“Chưa năm nào thời tiết thất thường như năm nay. Trời đổ mưa sau chuỗi ngày nắng dài, nhà thầu chỉ cần nghỉ một buổi, ngày nào mưa kéo dài 2 - 3 ngày thì hàng nghìn máy móc, công nhân phải nghỉ 3 - 4 ngày chờ công địa khô ráo. Gói thầu nào đã thi công đến móng mặt thì đỡ sợ hơn, chỉ cần ngắt mưa là ra triển khai tiếp.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến nay, vướng mắc về nguồn vật liệu đắp nền đường phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam đã cơ bản được tháo gỡ. Song, vẫn còn khoảng 2,8 triệu m3 chưa hoàn thành hồ sơ cấp giấy phép khai thác, chậm khoảng 1 tháng 10 ngày so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ (hoàn thành trong tháng 4/2022).

Trong đó, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết) có 5 mỏ đất đã được cấp phép khai thác với tổng trữ lượng 2,2 triệu m3 nhưng chưa thể khai thác do 1 mỏ với trữ lượng 0,11 triệu m3 nhà thầu đang hoàn thiện các thủ tục liên quan; 4 mỏ với trữ lượng 2,08 triệu m3 địa phương đã tạo điều kiện để các nhà thầu khai thác từ đầu tháng 5/2022 nhưng phải dừng khai thác từ giữa tháng 5/2022 để thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Nếu các vướng mắc về vật liệu đắp không được tháo gỡ kịp thời trong tháng 6/2022 sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành dự án trong năm 2022, do các tháng tiếp theo sẽ là mùa mưa.

Phức tạp nhất là các gói thầu đang thi công đắp đất, trong đó, khối lượng đất cần đắp tại gói 6 là gần 200.000 m3”, ông Sáu nói và cho biết, việc theo dõi thời tiết hiện được tính từng ngày để việc thi công có thể tận dụng tối đa thời tiết tốt.

Theo báo cáo, sản lượng thi công dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn đến nay đạt khoảng 87,6% giá trị hợp đồng, vẫn chậm 1,53% so với kế hoạch. Một trong những nguyên nhân lớn làm chậm tiến độ dự án được nhận định do chỉ trong hơn 1 tháng qua, địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có tới 22 ngày mưa.

Dự án thành phần Mai Sơn - QL45 được đánh giá đạt tiến độ thi công tốt nhất trong 4 dự án cán đích trong năm 2022 với 3/5 gói thầu đang vượt kế hoạch đã đăng ký từ 0,4% đến 1,9% giá trị hợp đồng, 2/5 gói thầu (gói XL.11 và XL.13) cơ bản đáp ứng kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GTVT vẫn tỏ ra sốt sắng khi từ tháng 5/2022 đến nay, địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình có tới 18 ngày mưa, ảnh hưởng lớn đến công tác thi công lớp móng mặt đường.

Với thời gian mưa kéo dài từ 29 - 30 ngày trong khoảng 2 tháng qua (từ tháng 4/2022 đến nay), hai dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây cũng chưa đạt được tiến độ như mong muốn.

Trong đó, sản lượng thi công dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết hiện đạt khoảng 40,85% giá trị hợp đồng, chậm 1,93 % so với tiến độ cam kết.

Sản lượng thực hiện tại dự án Phan Thiết - Dầu Giây hiện đạt 46,7% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 3,8% so với kế hoạch.

“Mặc dù vậy, Bộ GTVT vẫn đang chỉ đạo các Ban QLDA rốt ráo đốc thúc các nhà thầu tổ chức tăng ca, kíp thi công bảo đảm hoàn thành theo đúng thời gian cam kết với Chính phủ và Bộ GTVT”, đại diện Bộ GTVT thông tin.

tiến độ cao tốc bắc - nam đang gặp thách thức gì?

"Bão giá" vật liệu thi công khiến nhà thầu cao tốc Bắc - Nam không tránh khỏi khó khăn về tài chính huy động nguồn lực thi công - Ảnh minh họa

Chưa dứt “bão giá”

Gần 3 tháng qua, ông Lê Doãn Bắc, chỉ huy trưởng thi công gói thầu XL11 dự án thành phần Mai Sơn - QL45 thuộc Công ty Cường Thịnh Thi không có nổi một giấc ngủ trọn vẹn khi công trường đang bước vào giai đoạn hoàn thiện thì “trời nổi mưa, vật liệu nỗi bão giá”.

Đảm nhận thi công đoạn Km289+500 - Km296+940, hiện, đơn vị đã bắt đầu cho thảm nhựa đại trà.

“Mục tiêu đặt ra là hết tháng 6 sẽ thi công xong lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng. Đến 30/7 sẽ rải xong lớp nhựa C19. Thế nhưng, giá nhiên vật liệu tăng phi mã thế này thì gay go lắm”, ông Bắc thở dài và cho biết, nếu như giá bỏ thầu của mỗi m3 đá base thời điểm bỏ thầu là 101.000 đồng thì đến nay đã tăng lên 150.000 đồng, có nơi còn báo giá hơn.

Với vật liệu nhựa đường (C19), thời điểm thầu, giá của mỗi mét vuông là 229.000 đồng, hiện đã tăng lên hơn 300.000 đồng.

Mới đây, thi công thảm nhựa rỗng, chỉ trong khoảng 2 tuần, giá của mỗi kilomet tăng lên khoảng 900 triệu đồng.

“Riêng nhiên liệu, thời điểm trúng thầu chỉ hơn 16.000 đồng, hiện đã tăng hơn 29.000 đồng. Tổng giá trị phần việc của Cường Thịnh Thi tại gói thầu khoảng 387 tỷ đồng, giờ đã tăng thêm 30% bởi trượt giá nhiên liệu. Trong khi đó, chỉ số trượt giá các vật liệu ở địa phương chỉ được khoảng 4 - 5%”, ông Bắc nói và kỳ vọng cơ quan có thẩm quyền sẽ sớm xem xét tình trạng vật liệu thi công cao tốc hiện nay, tính hệ số bù giá đặc thù cho dự án.

“Đảm nhận thi công đoạn từ Km409+500 - Km419+600 dự án thành phần Nghi Sơn - Diễn Châu với giá trị hợp đồng là 890 tỷ đồng thời điểm trúng thầu. Hiện, đơn giá thi công thực tế đã phát sinh 20 - 30%, trong khi tỷ lệ bù giá nhà thầu được hưởng chỉ là 3%”, anh Cương, cán bộ Ban điều hành thuộc nhà thầu Vinaconex nhẩm tính khi nói đến câu chuyện giá vật liệu.

Dẫn chứng cụ thể, anh Cương cho biết, nếu giá đất đắp thời điểm bỏ thầu dự án là 44.000 đồng/m3, giờ đã tăng lên là 60.000 đồng tại các mỏ mới được cấp phép từ tháng 3/2022.

Thậm chí, trước đó thời điểm các mỏ gần chưa được cấp phép, nhà thầu phải lấy đất ở những mỏ cách công trình khoảng 30 - 40km có những lúc lên gần 120.000 đồng/m3 (mỏ Thái Hòa cách 25km, mỏ Hoàng Mai cách 30 km).

Hay như giá cát, thời điểm bỏ khoảng 87.000 đồng/m3, song, giá thực tế mua thấp nhất là 120.000 đồng và hiện khoảng là 180.000 đồng. Đá base năm 2021 được chào 160.000 đồng/m3 giờ tăng lên 210.000 đồng.

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng biến động lớn đã gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc quản lý giá thành, quản lý chi phí đầu tư xây dựng; gây khó khăn cho nhà thầu trong việc triển khai thi công.

Đặc biệt đối với 4 dự án hoàn thành năm 2022, các nhà thầu đang thi công các lớp móng, mặt đường, cần phải huy động nguồn tài chính rất lớn nhưng nhiều địa phương thực hiện công bố chỉ số giá theo quý (đến nay mới công bố chỉ số giá quý IV/2021 hoặc I/2022 ) dẫn đến việc điều chỉnh giá chưa kịp thời, nhà thầu có tâm lý thi công cầm chừng.

Bộ GTVT cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, hiện, Bộ Xây dựng đã thành lập các đoàn kiểm tra, khảo sát ban hành hướng dẫn việc thực hiện điều chỉnh hợp đồng, giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai.

“Bộ Xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ kiểm tra và sớm ban hành hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng, giá hợp đồng; chỉ đạo các địa phương công bố chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng hàng tháng, bảo đảm có đầy đủ thông báo giá và chỉ số giá các loại vật liệu cho công trình giao thông, phản ánh đúng mặt bằng giá thị trường và mức độ biến động giá khu vực xây dựng. Đây là giải pháp của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, nhà thầu thi công”, Bộ GTVT đề nghị.

 

Báo Giao thông
Thống kê truy cập